WELCOME TO VU BA VIET NAM FANS
Welcome to Vu Ba VN Fans!
Nếu bạn là thành viên xin hãy đăng nhập để có thể post bài.
Nếu bạn chưa phải là thành viên, xin hãy đăng ký để tham gia cùng chúng tôi.
Hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về forum của chúng tôi xin vui lòng liên hệ với BQT để được giúp đỡ.
WELCOME TO VU BA VIET NAM FANS
Welcome to Vu Ba VN Fans!
Nếu bạn là thành viên xin hãy đăng nhập để có thể post bài.
Nếu bạn chưa phải là thành viên, xin hãy đăng ký để tham gia cùng chúng tôi.
Hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về forum của chúng tôi xin vui lòng liên hệ với BQT để được giúp đỡ.
WELCOME TO VU BA VIET NAM FANS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WELCOME TO VU BA VIET NAM FANS

于波越南粉丝团
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân

Go down 
Tác giảThông điệp
Cherry
Super Moderator
Super Moderator
Cherry


Tổng số bài gửi : 68
Join date : 27/11/2009
Age : 32
Đến từ : tokyo Japan

[LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân Empty
Bài gửiTiêu đề: [LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân   [LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân I_icon_minitimeTue May 25, 2010 4:13 pm

[LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân 04085

"Hòa Thân" đã trở thành một danh từ đặt cho quan tham, hành vi phạm pháp của Hòa Thân đã xôn xao trong triều đình, các đại thần trong triều đều biết rõ việc này, nhưng vì Hòa Thân là sủng thần của vua Càn Long, nên không ai dám động chạm tới hắn, trong đó bao gồm cả vua Gia Khánh đang trên danh nghĩa chấp chính.

[LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân 200621621561370402

Năm Gia Khánh thứ 3, Thái thượng hoàng Càn Long băng hà, Hòa Thân trở thành con thú bị nhốt trong lồng, một dải lụa trắng đã kết liễu đời hắn, tài sản hắn trở thành công quỹ của nhà vua và các thành viên hoàng thất.

Vua Càn Long làm vua cũng lâu bằng ông tổ Khang Hy, lẽ ra còn có thể vượt xa ông tổ, nhưng vì không muốn tỏ ra bất kính đối với bề trên, nên đến tháng 9 năm Càn Long thứ 60(tức năm 1795)đã quyết định truyền ngôi cho hoàng tử thứ 15, đến nguyên đán năm sau, nghi thức truyền ngôi chính thức được tổ chức long trọng tại điện Thái Hòa. Vua Càn Long làm Thái thượng hoàng được 3 năm.

Hòa Thân là người cờ chính đỏ Mãn Châu, họ Niu- Cu- Lu- Sư, gia thế hèn mọn, xuất thân văn tú tài, tương đối hiểu biết về đường văn chương, năm Càn Long thứ 34(tức năm1769)làm thị vệ bậc 3, rất khó có ngày mở mày mở mặt. Nhưng dáng vóc chững chạc oai nghi đã giúp hắn gặp được vận may. Năm 1775, khi nhà vua kiểm duyệt thị vệ đã nhận biết hắn.

Hòa Thân thay đổi thời vận, ít lâu sau được thăng nhiệm Ngự tiền thị vệ và Phó đô thống, đây chỉ là sự mở đầu trong hàng chuỗi vận may của hắn, chỉ trong thời gia chưa đầy một năm, Hòa Thân lại được thăng chức Hộ bộ thị lang, kiêm Quân cơ đại thần và Nội vụ phủ đại thần, kiêm Bộ quân thống lĩnh và Gián sát thuế vụ Sùng Văn Môn Bắc Kinh. Cũng tức là một mình hắn kiêm quản tài chính và quân sự phòng vệ Bắc Kinh, trong thực tế là đảm nhiệm chức vụ tể tướng. Bốn năm sau, Hòa Thân từ Hộ bộ thị lang đượng thăng làm Thượng thư, tức từ thứ trưởng thăng làm bộ trưởng, phó đô thống thành đô thống v v và v v.

Sự sùng tín này đã vượt quá lệ thường và phá vỡ sự cân bằng thể chế hành chính triều đình. Lẽ ra, hoàng đế là người thống trị tối cao, trưởng quân cơ đại thần là đại diện cho toàn thể đại thần ngoài triều đình, phụ trách truyền đạt ý kiến của quần thần cho nhà vua, hai loại quyền lực giữa vua tôi được thông qua khuôn phép dâng sớ và tiếp nhận sớ, thì chính triều sẽ minh bạch hơn. Nhưng đằng này Hòa Thân đã triệt mất lối lưu thông này, sau đó câu kết với Thái giám, nắm được mọi sở thích của nhà vua, rồi hạ thuốc đúng bệnh, hầu hạ nhà vua đến nơi đến chốn, khiến vua Càn Long chẳng nghe được bất cứ ý kiến bất đồng nào, còn những điều Hòa Thân gặt hái được là quyền lực và của cải chỉ kém hơn mỗi nhà vua mà thôi, bất cứ tin tức gì bất lợi đối với hắn và phe cánh đều kông đến tai nhà vua, nếu họa may có tin truyền đến nhà vua thì Hòa Thân đều có mánh khóe lấp liếm.

Năm Càn Long thứ 55(tức năm 1790)nội các học sĩ Y Tráng Đồ luận tội viên ngoại các tỉnh rút tiền kho bạc, khiến kho bạc thiếu hụt nghiêm trọng. Vua Càn Long nổi giận bèn cử Y Tráng Đồ đi các địa phương điều tra. Hòa Thân kiến nghị cử Hộ bộ thị lang Khánh Thành cùng đi. Khánh Thành trên danh nghĩa là phối hợp điều tra, nhưng thực tế là tìm mọi cách cản trở, mỗi khi đến đâu đều nấn ná làm mất thời gian, khiến các quan viên địa phương đủ thời gian vay tiền để bù đắp thiếu hụt, rút cuộc Y Tráng Đồ chẳng những không thu được bằng chứng gì, ngược lại còn bị khép tội vu khống đại thần mà bị cách chức.

Những người dám đối chọi với Hòa Thân đều rơi vào cảnh ngộ éo le, duy có một vụ là ngoại lệ. Năm Càn Long thứ 47(tức năm 1782)Ngự sử Tiền Phong luận tội Đông tuần phủ Quốc Thái và Bố chính sử Vu Dị Giản là vây cánh của Hòa Thân. Hòa Thân cũng làm theo kiều cũ nhưng không có kết quả gì, thì ra vụ này được Tả đô ngự sử Lưu Dung nâng đỡ. Vua Càn Long liền cử Hòa Thân, Lưu Dung và Mục Nhược Thanh đi điều tra vụ này. Lưu Dung được biết Hòa Thân sẽ cử người đi Sơn Đông liền đến báo cho Tiền Phong biết, rồi hai người bàn cách tương kế tựu kế, Tiền Phong hóa trang đi về hướng nam trước, khi đến làng Lương cách Bắc Kinh không xa thì gặp người do Hòa Thân cử đến, Tiền Phong bám theo đến gần Tế Nam, thấy hắn thúc ngựa đi lên hướng bắc liền hô tùy tùng bắt giữ lại. Khi khám xét trên người hắn thì phát hiện một bức hồi thư của Quốc Thái gửi cho Hòa Thân.

Sau khi đoàn điều tra đến Tế Nam, Hòa Thân chủ trương điều tra ngay trong ngày qua loa cho xong việc, vì hắn tin chắc rằng Quốc Thái đã bù đủ số tiền hao hụt trong kho bạc.


Nhưng Tiền Phong không đồng ý, ông ra lệnh niêm phong mọi chứng từ để hôm sau tiến hành điều tra, sau đó mở toàn bộ các gói bạc trong kho để nghiệm thu, thì phát hiện màu sắc các nén bạc rất khác nhau, không phù hợp tiêu chuẩn thống nhất của kho bạc, xem chẳng khác nào các nén bạc của nhà buôn. Tiền Phong bèn sai người dán cáo thị, tuyên bố cho các nhà buôn hãy tự đến nhận tiền của mình về, bằng không sẽ toàn bộ đưa vào công quỹ nhà nước. Các nhà buôn được tin liền tới tấp đến nhận, khiến kho bạc trống rỗng.

Vua Càn Long được tin này vô cùng tức giận, liền ra lệnh bắt Quốc Thái và Vu Dị Giản giam vào nhà lao bộ hình, rồi ban lệnh tự vẫn. Hòa Thân bị một vố cay đắng, nên vô cùng căm tức Tiền Phong. Tiền Phong biết vậy lại bồi thêm một cú nữa, liền viết tấu chương kiện Hòa Thân là quân cơ đại thần, đã không đến trực ban trong ban quân cơ, mà đến làm việc trong phòng nghỉ của quan chức trực ban trước đây, cố ý vi phạm luật lệ. Vua Càn Long liền ra lệnh cho Tiền Phong kiêm nhiệm chức điều tra ban quân cơ, nhưng thời gian chưa đầy một năm thì Tiền Phong đột ngột qua đời, mà không có dấu hiệu nào chứng tỏ Hòa Thân nhúng tay vào việc này. Có một ngự sử cũng là kình địch của Hòa Thân đã từng răn đe sẽ dâng sớ luận tội Hòa Thân, nhưng sau đó cũng chết một cách đột ngột.

Vua Càn Long là người cả tin Hòa Thân, năm Càn Long thứ 46(tức năm 1781), Quân cơ đại thần A Quế Cương giành được thắng lợi trong trận chiến đấu với bộ tộc người Hồi, nhưng vua Càn Long lại thăng chức cho Hòa Thân, người đã không có công mà có tội kiêm nhiệm chức Binh bộ thượng thư và giao ba nhà kho của hộ bộ cho Hòa Thân cai quản. Đây có khác nào trao đàn cừu cho chó sói.

Hai năm sau, chiến sự chấm dứt, Hòa Thân được phong Nam tước bậc nhất, trao lại chức Binh bộ thượng thư để đảm nhiệm chức thượng thư Hộ bộ và Lại bộ. Năm 1789, Hòa Thân được thăng làm bá tước bậc 3; Năm 1792, lại kiêm nhiệm chức quản lý học sĩ trong viện hàn lâm; Năm 1797, vua Càn Long đã là Thái Thượng Hoàng, nhưng vẫn không quên hạ chỉ cho Hòa Thân cải nhậm chức đại thần quản lý Hình bộ, kiêm đại thần quản lý Hộ bộ. Năm 1798, Hòa Thân được phong bậc Công tước.

Hòa Thân vui quá đà, đã quên mất Thái Thượng Hoàng bấy giờ tuổi đã cao, đã đến lúc lo toan tới việc nhường ngôi báu. Trước đó, vua Càn Long có ý chọn hoàng tử thứ 15 kế vị. Hòa Thân được biết trước, nên trong ngày đầu tuyên bố tin này đã biếu cho hoàng tử 15 một cây hốt ngọc như ý. Vua Càn Long nhường ngôi thì Hòa Thân càng thêm chuyên quyền, vua Gia Khánh có việc gì đều phải nhờ Hòa Thân đến nói với vua cha. Thầy giáo của nhà vua nguyên là thống đốc lưỡng Quảng mới lên nhậm chức đại học sĩ, vua Gia Khánh đề thơ chúc mừng, nhưng không ngờ Hòa Thân lại đem việc này mách với Thái Thượng Hoàng, nói vua Gia Khánh ban ân cho cấp dưới, rút cuộc vị thầy giáo này bị giáng xuống làm tuần phủ An Huy. Vua Gia Khánh qua đó đắc tội với vua cha, nhưng chỉ đành nuốt giận làm lành với Hòa Thân.

Ngày 3 tháng giêng năm Gia Khánh thứ 4, Thái Thượng Hoàng-Hoằng Lịch băng hà, vua Gia Khánh ra lệnh cho Hòa Thân và Hộ bộ thượng thư Phúc An luôn phiên nhau túc trực linh cữu, không ai được rời khỏi một bước. Tiếp theo, nhà vua lại ban thánh chỉ cho Đột Khuyết điều tra kẻ bất lực trong vụ vây bắt Đạo Bạch Liên cũng như kẻ nấp sau màn. Qua đó, các đại thần trong triều đều đoán được ý vua, tức thì các tấu chương luận tội Hòa Thân tới tấp dâng lên. Vua Gia Khánh tuyên bố 20 tội danh của Hòa Thân, rồi lập tức bắt giam vào ngục. Nhà vua vốn muốn xử Hoà Thân tội lăng trì, nhưng qua lời thỉnh cầu của công chúa Hòa Hiếu, cũng như kiến nghị của các đại thần trong triều, nên đã sửa thành tự vẫn trong ngục. Qua khám xét trong nhà Hòa Thân, trong 1/3 tài sản của Hòa Thân có 232 triệu lạng bạc, còn đồ ngọc, châu báu và vật lạ phương tây biếu tặng thì nhiều đến đếm không xuể, toàn bộ tài sản đều bị xung công. Do đó, trong dân gian mới có một câu ngạn ngữ "Hòa Thân bị đổ, Gia Khánh ăn no" là thế.


Về Đầu Trang Go down
 
[LSTQ] Đại tham quan Hòa Thân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [LSTQ] Tướng quân Phúc Khang An
» [LSTQ] Ngũ A ca Vĩnh Kỳ
» [LSTQ] Vua Gia Khánh
» Nhạc phim Thần thám Thiên Mậu - Đứa con phá sản
» OST Lý Vệ từ quan

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
WELCOME TO VU BA VIET NAM FANS :: KHU VỰC GIẢI TRÍ :: TÌM HIỄU LỊCH SỬ-
Chuyển đến